Huy Bui
387
28-04-2022
Bạn đang tìm hiểu về trái phiếu nói riêng và chứng khoán nói chung? Chắc hẳn bạn đang thắc mắc trái phiếu là gì? Vậy trong bài viết này, hãy cùng Cole.vn tìm hiểu về trái phiếu và những đặc điểm của nó và xem xem nó có chứng đáng là một kênh đầu tư của bạn không nhé.
Trái phiếu được định nghĩa là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc của chính phủ đối với người nắm giữ.
Trong đó:
Chứng khoán là khái niệm được dùng để đề cập đến các sản phẩm tài chính. Mục đích của sản phẩm tài chính này là xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hay phần vốn của công ty, tổ chức đã phát hành chứng khoán. Chứng khoán bao gồm các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền…
Trong số các loại chứng khoán trên, trái phiếu được định nghĩa là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (có thể là doanh nghiệp hoặc chính phủ) đối với người nắm giữ trái phiếu (được hiểu là người cho vay) một khoản tiền trong một thời gian xác định nhất định.
Trong năm 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã phát hành tổng cộng 722.700 tỷ đồng, tăng khoảng 56% so với năm 2020.
Sang năm mới 2022, theo số liệu thống kê từ FiinPro, thị trường tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng rõ rệt khi lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong hai tháng đầu năm 2022 là gần 26.000 tỷ đồng, con số này gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nửa đầu của tháng Ba, thị trường trái phiếu cũng ghi nhận 02 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cùng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt với tổng giá trị lên tới 1.250 tỷ đồng. Trong số đó, VNDIRECT phát hành khối lượng lớn nhất đạt 1.000 tỷ đồng với lãi suất là 8,0%/năm tới 8,4%/năm.
Khi đánh giá về xu hướng thị trường trong năm 2022, trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sẽ là kênh dẫn vốn tiềm năng. Bên cạnh đó, lãi suất phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp có thể sẽ nhích tăng.
Mặt bằng lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp năm 2022 có thể có xu hướng giảm do 3 yếu tố: một là định hướng điều hành nhất quán của ngân hàng nhà nước để giữ mặt bằng lãi suất cho vay thấp hoặc thậm chí giảm thêm để hỗ trợ doanh nghiệp và cả nền kinh tế phục hồi sau đại dịch; cùng với đó là do lợi ích từ việc tăng tính thanh khoản trên thị trường.
Việc phân loại trái phiếu sẽ theo các tiêu chí khác nhau như: Người phát hành, lợi tức, mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu.
Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu mà lợi tức có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
Trái phiếu có lãi suất biến đổi còn gọi là lãi suất thả nổi: Là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ khác nhau sẽ có sự khác nhau. Con số lợi tức này sẽ được tính theo một lãi suất tham chiếu.
Trái phiếu có lãi suất bằng không Đây là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng người mua được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và khi đáo hạn thì người mua sẽ được hoàn trả bằng mệnh giá.
Là loại trái phiếu mà người phát hành sẽ dùng một tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi nhà phát hành bị mất khả năng thanh toán, thì người mua trái phiếu có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi số tiền người phát hành còn nợ. Trái phiếu bảo đảm sẽ thường bao gồm một số loại chủ yếu sau:
– Trái phiếu có tài sản cầm cố: Đây là loại trái phiếu bảo đảm qua việc người phát hành dùng một bất động sản cầm cố để bảo đảm thanh toán cho trái chủ. Thường giá trị tài sản cầm cố phải hơn tổng mệnh giá của các trái phiếu phát hành để đảm bảo quyền lợi cho các trái chủ.
– Trái phiếu bảo đảm bằng chứng khoán ký quỹ: Đây là loại trái phiếu được bảo đảm thông qua việc người phát hành đem ký quỹ số chứng khoán dễ chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản bảo đảm.
– Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ (ở trường hợp này là nhà phát hành) gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá (trong ví dụ trên là chứng khoán dễ chuyển nhượng) vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Đây là loại trái phiếu phát hành không mà có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ được bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.
– Trái phiếu vô danh: Đây là loại trái phiếu không đề tên của người mua (trái chủ) và trong sổ sách của người phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
– Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên của người mua (trái chủ) và trong sổ sách của người phát hành.
– Trái phiếu có thể chuyển đổi: Đây là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà người mua được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi khi mua trái phiếu.
– Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: Là loại trái phiếu có kèm theo phiếu, phiếu này cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định đã được quy định cổ phiếu của công ty.
– Trái phiếu có thể mua lại: Là loại trái phiếu cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trái phiếu đó trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
Trên đây là những thông tin về Trái phiếu và giải đáp Trái phiếu là gì, để rõ hơn về các hình thức tài sản trên thị trường chứng khoán, hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Cole.vn nhé.