Huy Bui
1,130
08-11-2022
Chỉ số E-Commerce – Chúng ta không thể phủ nhận rằng việc liên tục theo dõi và quản lý các chỉ số thương mại điện tử là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi kinh doanh thương mại điện tử. Bằng cách mở rộng số lượng KPI thương mại điện tử mà bạn đang theo dõi, bạn có thể hiểu rõ hơn về các khóa cạnh của kênh bạn đang hoạt động.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các chỉ số E-Commerce và cách giúp bạn cải thiện các chỉ số tốt hơn.
KPI trong tiếng anh là viết tắt của Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá việc thực hiện công việc. KPI là công cụ đo lường và đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện bằng số liệu, tỷ lệ hay chỉ tiêu định lượng. Qua đó, nhằm phản ánh hiệu quả các hoạt động của tổ chức, bộ phận hay cá nhân.
Lợi ích khi chú trọng đến các chỉ số thương mại điện tử trong đo lường của doanh nghiệp có thể kể đến như:
– Giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu chung. Đảm bảo mục tiêu có sự liên kết xuyên suốt trong tổ chức, góp phần thúc đẩy tiến độ mục tiêu nhanh hơn.
– Giúp doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc về hiệu quả, hiệu suất và cách thức khách hàng mua sắm.
– Thể hiện mức độ doanh nghiệp đang tăng trưởng hay suy thoái. Từ đó có các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
– Đặc biệt, còn cung cấp đầy đủ các thông tin giúp nhà quản trị đưa ra các giải pháp và kế hoạch cho tương lai.
Trong quá trình hoạt động, hiện sẵn có rất nhiều KPI khác nhau để theo dõi các chỉ số. Tuy nhiên, không phải mọi KPI đều quan trọng đối với sự phát triển tới doanh nghiệp của bạn. Đặc biệt, với mỗi doanh nghiệp có lĩnh vực bán hàng khác nhau đều cần sử dụng các chỉ số khác nhau để đo lường.
Do đó, khi chọn lựa Chỉ số E-Commerce bạn cần tập trung vào:
– Mục tiêu kinh doanh: chọn lựa KPI sẽ có tác động trực tiếp đến lợi nhân của bạn, hỗ trợ chiến lược kinh doanh và hiệu suất tổng thể của bạn.
– Chọn lựa KPI có thể dễ dàng đo lường: việc chọn lựa KPI có thể đo lường sẽ cung cấp cho bạn hiểu hơn về tiến trình, cũng như kết quả mà doanh nghiệp bạn đã đạt được.
– KPI dựa trên giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp mà tại từng thời điểm đó, các KPI quan trọng sẽ có những sự thay đổi (giai đoạn khởi động, tăng trưởng, trưởng thành và giai đoạn đổi mới/ suy thoái)
– KPI phản ánh thực tế của bạn: khi chọn lựa KPI phản ánh, bạn không nên dựa trên các xu hướng trong ngành của bạn, hay của các doanh nghiệp khác. Bạn cần dựa trên những yếu tố có liên quan nhất tới doanh nghiệp của bạn tại thời điểm đó để mang lại hiệu quả tốt nhất.
– Chọn lựa KPI ít nhưng hiệu quả: ít nhưng chất lượng vẫn tốt hơn là việc bạn theo dõi hàng loạt KPI không liên quan, không cần thiết. Các KPI tốt nhất và phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn sẽ giúp cung cấp các thông tin có ích và ý nghĩa hơn cho bạn.
Dưới đây là top 23 Chỉ số E-Commerce quan trọng mà bạn nên theo dõi và tối ưu hóa:
– Conversion Rate hay tỷ lệ chuyển đổi là phần trăm khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua hàng hay dịch vụ của bạn trên các sàn thương mại điện tử. Tỷ lệ chuyển đổi thường là phần trăm khách mua hàng so với tổng lượng khách ghé thăm toàn website.
– Công thức: Tỷ lệ chuyển đổi mua hàng = (Tổng số người mua ÷ Tổng số người truy cập) x 100.
– Ứng dụng: Để tăng chỉ số ecommerce này, doanh nghiệp cần chú trọng về chất lượng, dịch vụ sản phẩm. Bên cạnh đó có chiến lược mức giá cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành. Ngoài ra, cần triển khai thêm các chương trình/ mã khuyến mãi, giảm giá, để kích thích khách hàng ghé thăm gian hàng.
– Conversion Rate Per Traffic Channel là tỷ lệ chuyển đổi trên mỗi kênh lưu lượng truy cập. Điều này cung cấp cho bạn các thông tin về nơi đầu tư nguồn ngân sách của bạn. Đồng thời giúp bạn cập nhập và theo dõi tình hình hoạt động của các kênh.
– Bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi ngân sách của mình từ những kênh hoạt động kém hiệu quả sang các kênh hoạt động tốt hơn. Đó là cách thông minh để phân bổ nguồn tiền và thúc đẩy tăng trưởng, doanh thu hiệu quả.
– Customer Lifetime Value là giá trị vòng đời khách hàng. Đây là chỉ số tổng số tiền kỳ vọng 1 khách hàng chi trả cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời khách hàng của họ.
– Đây là một phương pháp đo lường lợi nhuận ròng bạn nhận được từ các mối quan hệ với khách hàng đó.
– Cách tính: CLV= Giá trị mua trung bình x Số lượng khách hàng mua mỗi năm x Độ dài trung bình của mối quan hệ khách hàng.
– Customer Retention Rate là chỉ số E-Commerce quan trọng không thể thiếu. Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ giữ chân khách hàng.
– Chỉ số này thể hiện lượng khách mua hàng của bạn nhiều hơn 1 lần. Nhóm khách này phản ánh tương đối rõ ràng về sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Bên cạnh đó, việc giữ chân khách hàng còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí gấp 5 lần so với tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới.
– Cách tính: Tỷ lệ giữ chân khách hàng = (Khách hàng đã thực hiện mua hàng 2 lần trở lên ÷ Tổng số khách hàng) x 100
– Ứng dụng: Để tăng chỉ số đo lường này trong thương mại điện tử, doanh nghiệp cần liên tục xây dựng các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết. Gửi tin nhắn hoặc phản hồi khách hàng trong chúc mừng sinh nhật hoặc các ngày lễ, kèm theo voucher mua sắm hấp dẫn để thu hút khách hàng ghé thăm gian hàng đặt hàng.
– Một trong những chỉ số E-Commerce vô cùng quan trọng cần được theo dõi chính là tỷ lệ mua lại hàng năm (Annual Repurchase Rate). Đây là chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu suất và tác động của chiến lược giữ chân khách hàng.
– Cách tính: Tỷ lệ mua hàng lặp lại = Số lượng khách hàng quay lại ÷ Tổng số khách hàng
– Thông qua chỉ số này, bạn có thể theo dõi được phần lớn khách hàng quay lại hàng năm, đồng thời tập trung được vào những chất lượng sản phẩm và sự trung thành.
– Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ số quan trọng, cho phép bạn đưa ra nhiều quyết định mạnh mẽ hơn về hoạt động tiếp thị và quảng cáo cho website thương mại điện tử. Góp phần đánh giá mức độ thành công trong kinh doanh của bạn.
– Chỉ số AOV là chỉ số giá trị trung bình của đơn hàng. Chỉ số này cho ta thấy độ lớn trung bình của các giao dịch đã hoàn thành.
– Cách tính: Giá trị đặt hàng trung bình = Tổng doanh thu được tạo ra trong một khoảng thời gian ÷ Số đơn hàng trong khoảng thời gian đó.
– Ứng dụng: Chỉ số E-commerce AOV càng cao thì càng tốt. Một trong những cách hiệu quả nhất để làm tăng KPI AOV chính là miễn phí dịch vụ giao hàng cho các đơn hàng đang ở mức cao hơn so với AOV hiện tại.
– Net Profit được hiểu đơn giản là lợi nhuận ròng. KPIs E-commerce quan trọng nhất cần theo dõi chính là lợi nhuận ròng. Thực tế, nếu bạn thu được lợi nhuận, điều đó có nghĩa là nền tảng của bạn đang hoạt động tốt.
– Có rất nhiều cách để thúc đẩy chuyển đổi thông qua các chiết khấu ưu đãi, tiếp thị kỹ thuật số hay các ưu đãi giao hàng miễn phí…
– Cart Abandonment Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ hủy giỏ hàng. Chỉ số này giúp bạn biết được số lượng người đã đặt một sản phẩm vào giỏ hàng, số lượng người trong số đó rời khỏi trang web mà không hoàn tất giao dịch.
– Cách tính: Tỷ lệ hủy giỏ hàng (%) = (Số lượng người không hoàn tất thanh toán ÷ Số người bắt đầu thanh toán) x100
– Ứng dụng: Đây là một KPIs E-commerce quan trọng bởi nó thể hiện rằng bạn đang tiêu tốn chi phí thu hút khách hàng (CAC) khá lớn để đưa khách hàng đến giỏ hàng của mình. Tuy nhiên lại chưa thực sự làm tốt việc thúc đẩy họ thanh toán giỏ hàng đó.
– Add to Cart Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ thêm vào giỏ hàng. Tỷ lệ này cho bạn biết phần trăm khách truy cập của bạn thực sự thêm một sản phẩm vào giỏ hàng của họ không.
– Điều này đóng vai trò quan trọng, cung cấp dữ liệu như liệu: Liệu bạn có thu hút đúng đối tượng hay không nếu khách hàng truy cập vào trang web của bạn với mục đích cụ thể. Hay liệu sản phẩm và mức giá bán của bạn có đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng?
– Chỉ số ecommerce quan trọng nhất mà bạn cần chú trọng chính là đơn đặt hàng trên mỗi khách hàng đang hoạt động (Orders Per Active Customers).
– Đơn đặt hàng trên mỗi khách hàng đang hoạt động đo lường số lượng đơn đặt hàng trung bình mà khách hàng đang hoạt động thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Đó là một chỉ số thương mại điện tử cho biết liệu doanh nghiệp có thu hút người mua sắm thường xuyên hay không và có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng và doanh thu.
– Gross Merchandise Volume được biết đến là tổng khối lượng hàng hóa – Chỉ số ecommerce này được hiểu là tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định.
– GMV là thước đo sự tăng trưởng của doanh nghiệp, hay việc sử dụng các nền tảng để bán hàng hóa do người khác sở hữu. Chỉ số này hữu ích nhất khi được sử dụng như một thước đo so sánh theo thời gian. Cụ thể là so sánh giá trị quý hiện tại với giá trị quý trước.
– Return on Investment là một thuật ngữ hiểu đơn giản chính là chỉ số ecommerce đo lường tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư (lợi tức đầu tư).
– Lợi tức đầu tư ROI là một thước đo hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả của 1 khoảng đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác.
– Cách tính: ROI = Lợi nhuận ròng ÷ Chi phí đầu tư
– Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử dựa vào những người có ảnh hưởng để giúp họ tăng phạm vi tiếp cận/nhận thức về thương hiệu, lưu lượng truy cập và doanh số bán hàng . Vì vậy, nếu bạn kinh doanh thương mại điện tử sử dụng tiếp thị người ảnh hưởng, chúng tôi khuyên rằng bạn nên theo dõi ROI của người ảnh hưởng.
– ROI sẽ là một công cụ hữu hiệu để đánh giá những giá trị nhận được có xứng đáng với số tiền bỏ ra trong các chiến dịch truyền thông của mình hay không. Nếu câu trả lời là không, bạn cần có phương án cải thiện để tránh gây lãng phí ngân sách.
– ROAS là viết tắt của on Ad Spend, có nghĩa là doanh thu trên chi phí quảng cáo. Đây là tỷ lệ giữa doanh thu mà bạn tạo ra trên mỗi đồng chi tiêu cho quảng cáo.
– ROAS cho bạn cái nhìn thu nhỏ về tính hiệu quả của 1 chiến dịch quảng cáo, cụ thể thể là trên phương diện tài chính.
– Cách tính: ROAS = Doanh thu từ quảng cáo ÷ Chi phí quảng cáo
– Chỉ số Return on Marketing Investment (ROMI) chính là lợi tức đầu tư tiếp thị. Đây là một chỉ số ecommerce được sử dụng trong marketing trực tuyến nhằm đo lường tính hiệu quả của 1 chiến dịch marketing dựa trên lợi tức từ chi phí đầu tư vào chiến dịch marketing đó.
– MORI giúp doanh nghiệp hình dung dễ dàng hơn và rõ hơn về lợi nhuận thực và dòng tiền trong doanh nghiệp. Từ đó giúp minh bạch hóa các chi tiêu được sử dụng trong từng chiến dịch marketing, đo lường hiệu quả các chiến dịch.
– Bên cạnh đó cũng giúp doanh nghiệp hạn chế được các chi phí không cần thiết trong tương lai. Đảm bảo việc tập trung gia răng các trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
– Cost Per Acquisition là một trong những chỉ số phổ biến của Marketing online trong lĩnh vực quảng cáo. Đây là chỉ số ecommerce tiếp thị đo lường chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hành động chuyển đổi từ khách hàng như: đăng ký nhận tư vấn, đăng ký trải nghiệm thử sản phẩm…
– CPA là mô hình định giá rất được ưa chuộng không chỉ giúp tối ưu chi phí quảng cáo, còn giúp theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động của các kênh tiếp thị…
– Cách tính: CPA = Chi phí trả cho quảng cáo ÷ (Số lần hiển thị quảng cáo x Tỷ lệ nhấp x Tỷ lệ chuyển đổi)
– CAC được hiểu là chi phí doanh nghiệp phải trả để có 1 khách hàng (Chi phí biến đổi trong marketing online). CAC áp dụng cho cả khách hàng cũ và khách hàng mới.
– Đây là chỉ số E-Commerce đóng vai trò là công cụ đo lường, đánh giá kinh tế của doanh nghiệp. Ngoài ra còn đóng vai trò đánh giá kế hoạch marketing.
– Cách tính: CAC = Chi phí doanh nghiệp phải trả cho quảng cáo ÷ Số khách hàng thu được khi chạy sự kiện/ chương trình đó.
– Average Profit Per Customer là doanh thu trung bình trên một khách hàng (ARPU). Đây là chỉ số hữu ích cho các nhà quản lý và phân tích để theo dõi lượng doanh thu được tạo ra cho mỗi người dùng.
– Cách tính: ARPU = Tổng doanh thu ÷ Số người dùng trung bình trong 1 khoảng thời gian.
– Revenue Per Site Visitor là doanh thu trên mỗi khách hàng truy cập trang web. Chỉ số này là phép đo số tiền được tạo ra mỗi khi khách hàng truy cập trang web của bạn.
– Cách tính: Doanh thu trên mỗi khách hàng truy cập trang web = Tổng doanh thu ÷Tổng số khách truy cập vào trang web của bạn.
– Time on Site là tổng thời gian người dùng đã xem trong 1 phiên truy cập trang web. Hiểu một cách đơn giản đó là chỉ số thể hiện tổng thời gian người dùng truy cập website thương mại điện tử của bạn.
– Có thể thấy, Time on Site là một chỉ số mạnh mẽ cho thấy mức độ thu hút của trang web của bạn. Đồng thời góp phần dự đoán tỷ lệ chuyển đổi và thành công chung cho trang web thương mại điện tử.
– Việc hiểu rõ người dùng dành bao lâu trên trang web của bạn sẽ giúp cung cấp cho bạn thông tin về mức độ họ tương tác sâu với nội dung của bạn. Điều này rất hữu ích khi biết người dùng mất bao lâu để tiếp tục từ việc tìm thấy trang web của bạn đến khi mua hàng.
– Bounce Rate được hiểu đơn giản là tỷ lệ khách hàng truy cập rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động mua hàng nào. Đây là một chỉ số giúp phân tích lưu lượng truy cập web.
– Tỷ lệ Bounce Rate càng cao cho bạn biết rằng trang web thương mại điện tử của bạn (hoặc các sản phẩm trên sàn thương mại) có vấn đề về nội dung, trải nghiệm người dùng…
– Nếu người dùng thoát khỏi một trang nhanh chóng, thì bạn cần đánh giá lý do tại sao lại như vậy? Họ không có mức giá họ muốn? Hay sản phẩm không có đủ hình ảnh/ đánh giá/ lý do để họ tin tưởng trang web?
– Do đó, khách hàng ở lại trang web của bạn càng lâu, họ càng quan thuộc với doanh nghiệp bạn lại càng gia tăng khả năng bán được hàng hơn.
– Organic Search Rankings là một chỉ số E-Commerce tìm kiếm không phải trả tiền. Đây là thước đo quan quan lượng tìm kiếm và truy cập tự nhiên tới sàn thương mại điện tử của bạn, và khách hàng tự động truy cập mà không phải trả bất kỳ khoản phí nào.
Organic Search Rankings
– Việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là một cách cải thiện thứ hạng của trang web doanh nghiệp bạn. Người dùng có thể dễ dàng tìm thấy kết quả tìm kiếm trong bảng kết quả hơn. Đồng thời, lượng truy cập càng lớn sẽ giúp răng độ uy tín cho website thương mại điện tử của bạn.
– Customer Satisfaction có thể hiểu là chỉ số khách hàng hài lòng. Đây là chỉ số đo lường về cảm nhận của khách hàng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ.
– Cách tính: Chỉ số khách hàng hài lòng = (Số khách hàng đánh giá tốt + Khách hàng yêu thích) ÷ Tổng số lượng đánh giá
– Chỉ số E-Commerce này giúp doanh nghiệp hiểu được ác yếu tố tạo nên chất lượng sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng được khách hàng. Từ đó đề ra kế hoạch quảng bá và chiến lược kinh doanh hiệu quả, làm hài lòng và giữ chân khách hàng.
Trên đây là 23 chỉ số thương mại điện tử quan trọng, giúp bạn phân tích và nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả. Việc hiểu và sử dụng chúng đúng cách sẽ giúp bạn mở ra cơ hội lớn, nâng cao độ uy tín, mang lại sự hài lòng cho mọi khách hàng. Từ đó mang lại cơ hội gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
>> Bạn có dự tính chuyển sang lĩnh vực phân tích dữ liệu, tìm hiểu độ tin cậy và uy tín của khóa học BA và học data analysis từ A-Z với mọi xuất phát điểm cùng Cole.