admin
2,299
06-01-2021
OLAP (ONLINE ANALATICS PROCESSING) – Là một công nghệ đằng sau nhiều ứng dụng Business Intelligence. OLAP là một công nghệ mạnh mẽ để khám phá dữ liệu, bao gồm khả năng xem báo cáo không giới hạn, tính toán phân tích phức tạp và lập kế hoạch dự đoán “điều gì xảy ra nếu” (ngân sách, dự báo).
Như trong bài hôm trước mình có chia sẻ về việc, tại sao doanh nghiệp cần phải xây dựng data warehouse, về tầm quan trọng của DWH và sự khó khăn khi xử lý dữ liệu theo dạng cũ bằng CRM, Excel, đây là dạng lưu trữ CSDL quan hệ hệ thống lưu trữ đạng này gọi là OLTP. Tuy nhiên, CSDL quan hệ, với cấu trúc hai chiều (dòng và cột), đã không được thiết kế để cung cấp các quan điểm đa chiều trên dữ liệu đầu vào của các phân tích phức tạp. Sử dụng các hệ thống này, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện trong việc tổ chức dữ liệu đa chiều vào các bảng hai chiều, không thể triển khai dữ liệu phân tích với số lượng lớn, công cụ phân tích để tạo ra các dữ liệu quyết định không mạnh, thuận tiện, linh hoạt, nhanh chóng, và nhất là không dễ dàng để sử dụng đối với các nhà quản lý, những người ra quyết định.
Để có khả năng cung cấp những dữ liệu quyết định cho những người ra quyết định, cần sử dụng một cách lưu trữ dữ liệu cho phép họ quản lý, khai thác dữ liệu dễ dàng hơn. Cách lưu trữ dữ liệu này là Data Ware House (DWH). Một DWH là một CSDL được thiết kế để trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp. Nó là nơi chứa nhiều loại dữ liệu doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau (các hệ thống xử lý tác vụ). Dữ liệu từ những nguồn này được chuyển dịch vào trong DWH, được đánh chỉ mục, và được kết nối lại để có thể được truy xuất nhanh chóng và dễ dàng hơn, phục vụ cho các ứng dụng trợ giúp ra quyết định. Và một khi dữ liệu đã được thu thập, người sử dụng còn cần có một phương cách tốt để dễ dàng khai thác chúng, nhằm truy xuất được các mẫu dữ liệu mà họ quan tâm. Các kho dữ liệu lưu trữ dạng này thành một hệ thống gọi là OLAP (Hệ thống phân tích dữ liệu đa chiều)
Đối tượng chính của OLAP là khối (Cube), một sự biểu diễn đa chiều của dữ liệu chi tiết và tổng thể. Một khối bao gồm một bảng sự kiện (Fact), một hoặc nhiều bảng chiều (Dimensions), các đơn vị đo (Measures) và các phân hoạch (Partitions).
– Roll-up: Tổng hợp dữ liệu theo một công thức nào đó theo các chiều dữ liệu
– Drill-down: Phân dữ liệu thành mảnh nhỏ.
– Slice: Cố định một giá trị trong một chiều dữ liệu
– Dice: Chọn một vài dữ liệu trong một chiều
– OLAP là một nền tảng cho tất cả các loại hình kinh doanh bao gồm lập kế hoạch, lập ngân sách, báo cáo và phân tích.
– Thông tin và tính toán nhất quán trong một khối OLAP. Đây là một lợi ích quan trọng.
– Nhanh chóng tạo và phân tích các tình huống “Nếu xảy ra”
– Dễ dàng tìm kiếm cơ sở dữ liệu OLAP cho các thuật ngữ rộng hoặc cụ thể.
– OLAP cung cấp các khối xây dựng cho các công cụ lập mô hình kinh doanh, công cụ khai thác dữ liệu, công cụ báo cáo hiệu suất.
– Cho phép người dùng thực hiện tất cả dữ liệu hình khối và lát cắt theo nhiều kích thước, thước đo và bộ lọc khác nhau.
– Là một hệ thống quy trình phân tích trực tuyến trực quan mạnh mẽ cung cấp thời gian phản hồi nhanh hơn.
– OLAP yêu cầu tổ chức dữ liệu thành một giản đồ hình sao hoặc bông tuyết. Các lược đồ này rất phức tạp để triển khai và quản lý
– Dữ liệu giao dịch không thể truy cập được từ hệ thống OLAP.
– OLAP là một công nghệ cho phép các nhà phân tích trích xuất và xem dữ liệu từ các quan điểm khác nhau.
– Cốt lõi của khái niệm OLAP là một Khối lập phương OLAP (Khối đa chiều – nhiều góc nhìn)
– Các hoạt động kinh doanh đa dạng với nhiều nguồn dữ liệu khác nhau cần thiết sử dụng OLAP vì những ưu điểm của nó.
Cảm ơn mọi người đã đọc tin ❤
Cảm nhận học viên
Câu chuyện doanh nghiệp