Huy Bui
1,170
18-10-2022
Định nghĩa về sale dashboard đơn giản là một bản điều khiển biểu diễn đồ họa dễ đọc hiểu về dữ liệu bán hàng nhằm mục đích giúp các nhà quản lý bán hàng phân tích và ra quyết định tốt hơn.
Trong bài viết này, Cole sẽ cung cấp tới bạn đọc lý do tại sao sale dashboard lại cần thiết trong chiến lược kinh doanh, cách xây dựng dashboard hiệu quả và chia sẻ 7 ví dụ sale dashboard template để bạn tham khảo.
Thời gian là vàng bạc, dân kinh doanh rất cần các thông tin cho thấy cái nhìn tổng thể về những giao dịch của họ cùng khả năng đào sâu vào dữ liệu bán hàng mà không cần nhiều thời gian và công sức.
Các nhà bán hàng hay dành phần lớn thời gian sử dụng công cụ CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) vì nó chứa đựng những thông tin họ cần để hoàn thành giao dịch với khách hàng. Tuy nhiên, thông tin cần thiết về khách hàng lại thường bị chôn vùi dưới hàng tá màn hình và tác vụ để thu thập.
Trong khi đó, các team phân tích bán hàng (BA, DA) lại gặp khó khăn nhiều trong việc dọn dẹp và phân tích dữ liệu CRM; trích xuất dữ liệu từ hệ thống nguồn CRM lại rất thủ công và tốn thời gian. Dữ liệu trích xuất từ hệ thống CRM thường có phạm vi thông tin giới hạn, dễ nhanh chóng thành dữ liệu tĩnh và trở nên lỗi thời.
Sale dashboard cho phép nhà bán hàng tập trung thời gian vào đúng chuyên môn và tiết kiệm thời gian hơn thay vì phải thực hiện các tác vụ quản trị hoặc tìm các tệp dữ liệu họ muốn. Đồng thời giúp Business Analyst có thể thực hiện phân tích nghiệp vụ của mình dễ dàng và đưa ra phương án chính xác hơn.
>> Xem thêm khóa học Business analyst: https://blog.cole.vn/khoa-hoc-business-analyst/
Việc có thể tạo sale dashboard tập trung toàn diện và chủ động bán hàng rất hấp dẫn với những nhà phân tích kinh doanh. Có một sale dashboard tập trung thì mọi người sẽ có thể sử dụng cùng một dữ liệu để quyết định – với các báo cáo này đóng vai trò là nguồn duy nhất. Người bán hàng, quản lý và nhà quản trị cấp cao, ai cũng sẽ có cùng một tiếng nói và tiến hành làm việc theo các KPI bán hàng chung. Sử dụng một nguồn báo cáo duy nhất giữa các phòng ban thì các quyết định quan trọng sẽ được dựa hoàn toàn trên dữ liệu chứ không dựa trên cảm tính.
Khi sử dụng báo cáo trực tiếp từ các nguồn với dữ liệu bán hàng sạch và xác thực, bạn sẽ chuẩn bị tốt hơn và tránh bị mất cảnh giác, giúp mọi người trong doanh nghiệp thực hiện tác vụ nhanh chóng để đạt được hạn ngạch hoặc hiệu quả làm việc tốt.
Tất cả mọi người trong doanh nghiệp đều có thể tận dụng và cải tiến công việc của mình dựa vào sale dashboard. Người phân tích có thể đưa ra dự báo bán hàng chính xác hơn, người lãnh đạo có thể hoạch định chiến lược và phân vùng hiệu quả hơn, và người bán hàng có bức tranh tổng thể rõ hơn về vị trí và KPI của mình so với mục tiêu đề ra.
Để bắt đầu xây dựng một sale dashboard hoàn chỉnh để doanh nghiệp có thể sử dụng: tập trung vào đối tượng muốn hướng tới và nghĩ về KPI có liên quan tới các đối tượng ấy. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi này trước khi bắt đầu:
Ai sẽ là người sử dụng sale dashboard này? Sale dashboard này dành cho giám đốc, quản lý hay nhân viên kinh doanh? Biết được đối tượng chính xác giúp bạn tập trung vào những KPI bán hàng nào bạn muốn đưa vào.
Hãy thiết kế bản dashboard của bạn trình bày KPI bán hàng riêng (dự báo hàng quý, đạt hạn ngạch, tăng trưởng,…) với tính linh hoạt cao để đào được sâu vào các vùng dữ liệu cụ thể. Đừng cố dồn ép tất cả số liệu bán hàng vào trong một sale dashboard, điều đó khiến người dùng bị rối và khả năng ứng dụng thấp.
Nguồn dữ liệu này có được quản lý, chuẩn bị và kiểm chứng bởi đội ngũ phân tích bán hàng không? Tần suất cập nhật của sale dashboard này như thế nào?
Mọi người có thể đăng ký để nhận ảnh chụp dashboard thường xuyên không? Bạn sẽ lưu trữ nó trên cổng thông tin nội bộ hay nhúng nó vào CRM?
Dưới đây là 7 ví dụ về sale dashboard do Tableu cung cấp dành cho đội ngũ bán hàng để tăng doanh số và ra quyết định dễ dàng dựa vào các chỉ số dữ liệu. Bạn có thể tùy ý sử dụng chúng làm sale dashboard template, tham khảo hoặc xây dựng từ đầu dựa trên nhu cầu doanh nghiệp bạn đang mong muốn.
>> Hướng dẫn xây dựng báo cáo mua sắm sale & KPIs
Sale dashboard này cung cấp bức tranh toàn diện về các cơ hội, những đường ống bán hàng, cho biết giao dịch nào sẽ tăng trưởng, và có thể so sánh dự báo với hạn ngạch đặt ra. Sử dụng dashboard này để dự báo hiệu suất bán hàng và hiểu thực sự đâu là dự báo trường hợp tốt nhất so với dự báo theo kế hoạch để tránh được các rủi ro bất ngờ. Từ đó có thể tự tin báo cáo với sếp rằng bạn đang cung cấp những dữ liệu đáng tin cậy để họ có thể ra quyết định hiệu quả.
Đối tượng sử dụng: Quarterly Forecast Dashboard được dùng cho các nhà phân tích kinh doanh (sales analyst). Nó hoạt động giống như một máy tính và công cụ chức năng.
Chỉ số quan trọng: Dự báo trường hợp cam kết, dự báo trường hợp có thể xảy ra, dự báo trường hợp tốt nhất.
Dùng khi nào: Sử dụng sale dashboard này khi lập dự báo theo quý cho doanh nghiệp để so sánh với hiệu suất năm.
Người dùng sử dụng sale dashboard này để biết được tình trạng và chất lượng quy trình bán hàng của mình. Phân chia dữ liệu và nhìn các quy trình theo giai đoạn cơ hội, KPI, giới hạn quy mô, dòng thời gian, đại diện bán hàng, từ đó người dùng có thể phát hiện những cơ hội cần phải chuyển đổi nhanh chóng nếu cần thiết. Một bức tranh tổng thể đầy đủ và chính xác về chất lượng quy trình bán hàng sẽ giúp bạn đánh giá được nguồn khách hàng tiềm năng hiện tại đang đến từ đâu và thực thi hành động nhanh để giúp team bán hàng đạt đúng hạn ngạch.
Đối tượng sử dụng: Sales Pipeline Dashboard thường dành cho giám đốc, quản lý hoặc các nhà phân tích bán hàng.
Chỉ số quan trọng: Giai đoạn cơ hội, cơ hội dựa theo quy mô và người bán, bước tiếp theo của cơ hội, tuổi đời và thời gian của giao dịch, và các KPI tùy chỉnh theo doanh nghiệp (ví dụ: danh mục sản phẩm, đối tác liên quan,…)
Dùng khi nào: Dùng khi bạn muốn lấy thông tin tổng quan và chi tiết về chất lượng hay tình trạng quy trình bán hàng.
Người dùng có thể nhanh chóng lọc dữ liệu về tăng trưởng doanh số theo khu vực, phân khúc, tài khoản người bán và so sánh kết quả theo năm với sale dashboard này. Cách sử dụng hiệu quả nhất bảng tăng trưởng doanh số là đi từ phạm vi nó cung cấp, giúp nhà quản lý tìm được mẫu và xu hướng, đặt mục tiêu thực tế, và chỉ dạy cho người bán hàng.
Đối tượng sử dụng: Giám đốc, quản lý và nhà phân tích bán hàng.
Chỉ số quan trọng: Amplified booking percentage*, các bộ lọc phân chia kết quả thành nhiều cách, xem dữ liệu theo account – level, chi tiết account.
Dùng khi nào: Hãy sử dụng sale dashboard này khi đặt ra các mục tiêu bán hàng để có viễn cảnh xung quanh việc bán cho ai và bán như thế nào, bán sản phẩm gì và ở đâu.
Trong quá trình xây dựng và phân công khu vực tiêu thụ, có một cách tiếp cận chủ động sẽ giúp người bán hàng cải thiện hiệu suất. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tối ưu hóa thiết kế khu vực bán hàng có thể tăng doanh số từ 2 đến 7% mà không cần phải thay đổi nguồn lực. Bạn cần dữ liệu để biết được các KPI bán hàng ảnh hưởng như thế nào tới các khu vực, từ đó có thể cân đối tốt hơn khối lượng công việc giữa những trường dữ liệu và dễ dàng tìm được những cơ hội chưa được tận dụng.
Đối tượng sử dụng: Thường được tạo ra bởi sale analyst dành cho người bán hàng và quản lý của họ sử dụng.
Chỉ số quan trọng: Lifetime revenue (Vòng đời lợi nhuận) được chia theo sản phẩm, dịch vụ, mức độ tương tác và thành công của khách hàng. Như vậy, bất kỳ KPIs mà bạn xác định đều là một yếu tố.
Dùng khi nào: Sử dụng dashboard này giúp tập trung vào các chỉ số đo lường quan trọng, cung cấp một cái nhìn toàn diện 360 độ về tài khoản.
Giữ năng suất bán hàng và trong luồng với dashboard “cockpit”. Sale dashboard này thể hiện dữ liệu người bán hàng cần mà không phải yêu cầu họ chuyển đổi giữa công cụ thành những gì mà họ tìm kiếm.
Nó tập hợp dữ liệu về việc đạt được hạn ngạch, hoạt động khách hàng tiềm năng được lọc theo “type”, danh sách các cuộc gọi và thông tin chi tiết khách hàng. Nó cũng được kết nối đến CRM và những công cụ tồn tại khác mà bạn đã đầu tư nhằm giúp các nhà bán hàng thực hiện đúng hành động vào đúng thời gian.
Đối tượng sử dụng: Dashboard này dùng cho người đại diện bán hàng cả ngày để họ giữ tập trung.
Chỉ số quan trọng: Hoạt động khách hàng tiềm năng thông qua tài khoản, thông tin chi tiết khách hàng (ví dụ: sự kiện lớn, cơ hội cross-sell và upsell, rủi ro), danh sách cuộc gọi CRM.
Dùng khi nào: Sử dụng dashboard này để trao quyền cho người bán hàng đưa ra những quyết định chính xác, mà không cần phải bỏ “cockpit” hoặc trung tâm dữ liệu bán hàng.
Với sale dashboard này, người lãnh đạo có thể theo dõi hiệu suất bán hàng theo quý (QTD), xem xét con số liên quan đến hạn ngạch hiện tại và quý trước, bộ lọc theo sản phẩm và “Opportunity type” trong dashboard này dựa trên dữ liệu CRM.
Dashboard kết nối trực tiếp đến công ty CRM, nhà lãnh đạo tự tin rằng dữ liệu chính xác mà không phải sắp xếp thông qua rất nhiều trang tính với dữ liệu cũ và có khả năng không chính xác. Nó hiển thị thông tin tổng quan cho phép người lãnh đạo bán hàng phát triển chiến lược bán hàng và tập trung vào bức tranh toàn cảnh lớn hơn.
Đối tượng sử dụng: Dashboard này được thiết kế cho người lãnh đạo bán hàng cấp cao để đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên nguồn dữ liệu hiện tại và tin cậy.
Chỉ số quan trọng: Bán hàng theo quý, hạn ngạch hiện tại so sánh với hạn ngạch theo quý với thời gian lịch sử, chênh lệch hạn ngạch bán hàng.
Dùng khi nào: Người lãnh đạo hay giám đốc sẽ sử dụng dashboard này để thấy những thông tin tổng quan họ cần mà không cảm thấy choáng ngợp với những thông tin chi tiết không cần thiết.
Với 7 ví dụ về sale dashboard template Tableu cung cấp, bạn sẽ tiết kiệm thời gian, làm giảm yêu cầu với những báo cáo tự thao tác. Tổ chức của bạn không còn tốn thời gian dành cho các nhiệm vụ quản trị hoặc tìm hiểu dữ liệu CRM và dữ liệu trên các trang tính với những thông tin cũ và lỗi thời. Bạn sẽ đưa bộ phận bán hàng những thông tin chi tiết mà họ cần sử dụng, giúp bất kỳ ai đưa ra quyết định chính xác dựa trên dữ liệu, không phải dựa trên cảm tính.
>> Thiết lập dashboard dễ dàng với khóa học phân tích dữ liệu từ Cole, lộ trình học bài bản, tư vấn đánh giá năng lực và đề xuất phù hợp