Huy Bui
2,099
20-04-2022
Power BI kết nối với hàng trăm nguồn dữ liệu, đơn giản hóa việc chuẩn bị dữ liệu và phân tích. Vậy làm thế nào để bắt đầu với công cụ tuyệt vời này, hãy cùng Cole.vn tham khảo bài viết hướng dẫn sử dụng Power BI dưới đây nhé!
Bạn có thể tải Power BI Desktop từ Windows Store
Hoặc bạn cũng có thể tải Power BI Desktop từ Web theo đường dẫn này Click Here
Ấn vào nút Download màu đỏ để bắt đầu thao tác cài đặt
Ghi chú: Bạn có thể chọn ngôn ngữ cho trang page bằng cách nhấp chuột vào mũi tên bên cạnh hộp Select Language
Lưu ý về yêu cầu hệ thống:
Mở file vừa download về để thực hiện cài đặt. Chọn Next
Click chuột vào ô I accept the terms in the License Agreement. Sau đó nhấn nút Next.
Chọn đường dẫn để cài đặt Power BI Desktop. Mặc định chương trình đã chọn đường dẫn như hình, nếu bạn muốn thay đổi, nhấn nút Change. Sau khi chọn nhấn nút Next.
Nhấn nút Install.
Chờ chương trình chạy xong.
Cài đặt Power BI Desktop thành công. Nếu bạn muốn khởi động chương trình, giữ nguyên như hình và nhấn nút Finish.
Nếu bạn có nhu cầu chia sẻ báo cáo Web thì cần đăng ký tài khoản
Microsoft yêu cầu gmail tổ chức giáo dục hoặc doanh nghiệp để đăng ký TK, bạn không thể đăng ký tài khoản bằng gmail cá nhân
$9.99/người dùng/tháng cho gói Power BI Pro (Gói tất cả các tính năng)
Mở ứng dụng Power BI Desktop đã cài đặt. Bây giờ bạn có thể bắt đầu làm quen với Power BI.
Sau khi Power BI Desktop được cài đặt, bạn cần kết nối với nguồn dữ liệu và tải dữ liệu sang Power BI để làm việc.
Power BI hỗ trợ kết nối tới rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau:
Để xem nhiều loại nguồn dữ liệu có sẵn, hãy chọn Get Data > More trong thẻ Home Power BI Desktop
Trong cửa sổ Get Data, danh sách Tất cả nguồn dữ liệu được hiển thị ở phần All.
Bạn cũng có thể kết nối với một vài nguồn dữ liệu từ nhiều Web khác nhau bằng cách:
Trên thẻ Home, chọn Get Data > Web
Trong hộp thoại Web, dán địa chỉ trang web vào phần URL, và chọn OK.
Các nguồn dữ liệu khác trong cửa sổ Get Data
Giờ đây, bạn có thể áp dụng các thay đổi cho dữ liệu và xem các thay đổi này trong Applied Steps.
Khi 10 hàng cuối được xóa đi khỏi bảng, bước Removed Bottom Rows xuất hiện trong Applied Steps.
Khi các cột được xóa đi khỏi bảng, bước Remove Columns cũng xuất hiện trong Applied Steps.
Nếu bạn muốn đổi tên tiêu đề của bảng, gõ tên bảng ở ô Properties trong Query Settings
Trong Power Query Editor, bạn có thể nhóm các giá trị từ nhiều hàng thành một giá trị duy nhất. Tính năng này thường được áp dụng khi thu gọn số lượng sản phẩm được cung cấp, tổng doanh số bán hàng hoặc số lượng sinh viên.
Trong ví dụ sau, chúng ta sẽ nhóm các dòng in một dữ liệu về giáo dục. Dữ liệu này được lấy từ file Excel, chỉnh sửa trong Query Editor để lấy những cột ta cần, đổi tên bảng và trình bày các thay đổi.
Các bạn tải file Excel về máy và kết nối như hướng dẫn trên, chú ý chọn “Transform Data” để chỉnh sửa trước khi Load.
Yêu cầu là hãy tìm xem có bao nhiêu Agencies tại mỗi bang, bằng cách chọn cột State Abbr và chọn Group by ở menu Transform. Khi thực hiện Group by, Query Editor sẽ tạo ra một cột mới để chứa dữ liệu đã được nhóm lại.
Sau khi đã Group by hãy nhìn vào Ohio, Texas, Illinos và California có đến hàng nghìn Agencies. Như vậy, với tính năng Group by bạn có thể dễ dàng thực hiện rất nhiều thao tác tính toán, tập hợp… sau khi thực hiện bạn có thể xóa bước tại cột Applied Steps để thử nghiệm nhiều hơn nữa.
Hộp thoại Pivot Column xuất hiện, cho bạn biết giá trị của cột nào sẽ được sử dụng để tạo các cột mới (1). (Nếu tên cột CategoryName không được hiển thị, hãy chọn nó từ danh sách thả xuống.) Khi bạn mở rộng Advanced options (Tùy chọn nâng cao) (2), bạn có thể chọn chức năng sẽ được áp dụng cho các giá trị tổng hợp (Aggregated Values Functions) (3).
Khi bạn chọn OK, Query sẽ hiển thị bảng theo những thay đổi ở trong hộp thoại Pivot Column.
Trong trình Query Editor bạn có thể tạo ra các công thức tùy chỉnh từ giá trị ở các cột khác trong bảng. Sau đó, sử dụng kết quả để tạo ra cột mới, tại tab Add Column chọn Add Custom Column.
Tại cửa sổ hiện ra bạn điền công thức như ảnh để tính phần trăm học sinh học tiếng Anh trên tổng số học sinh. Với ELL là English Language Learners (ELL), để tránh nhập sai hãy chọn tên cột bên phải và Insert vào: [ELL]/[Total Student]
Ngoài cách xóa các bước tại cột Applied Steps trong trường hợp gặp lỗi, bạn có thể thay đổi công thức sai bằng cách sửa trực tiếp. Tại Menu View tích chọn Formula Bar để hiển thị thanh công thức, chọn cột để xem và chỉnh sửa công thức.
Ngoài ra, Query Editor còn giữ các thao tác của bạn dưới dạng text để bạn xem lại và chỉnh sửa khi cần. Tại menu View chọn Advanced Editor để xem, Power BI hỗ trợ khá nhiều định dạng như con số, ngày tháng, thời gian, chữ, bảng…
Data Modeling (Mô hình hóa dữ liệu) là một trong những tính năng được sử dụng để kết nối nhiều nguồn dữ liệu trong công cụ BI bằng cách sử dụng quan hệ (xác định cách các nguồn dữ liệu được kết nối với nhau).
Trong hình trên, bạn có thể thấy một dữ liệu mô hình chung, mô hình này cho thấy mối quan hệ giữa hai bảng. Cả bảng hai đều được nối bằng cột tên “Id”.
Để tạo dữ liệu mô hình trong Power BI, bạn cần tải tất cả các nguồn dữ liệu vào trong Power BI.
Sau khi bạn thêm dữ liệu, nó sẽ hiển thị trên thanh bên phải. Ở ví dụ trong ảnh, 2 file xls Customer và Product được tải vào dữ liệu
Ở phía bên tay trái của màn hình, ta có 3 thẻ:
Khi chuyển đến thẻ Report, bạn có thể thấy 1 dashboard và 1 bảng đã được chọn để làm hình ảnh trực quan hóa dữ liệu. Bạn có thể chọn các loại biểu đồ khác nhau theo nhu cầu của mình.
Khi chuyển đến thẻ Data, bạn có thể xem tất cả dữ liệu theo Mối quan hệ đã xác định từ các nguồn dữ liệu.
Ở thẻ Relationship, bạn có thể thấy mối quan hệ giữa các nguồn dữ liệu. Khi bạn thêm nhiều nguồn dữ liệu vào Visualization, công cụ sẽ tự động phát hiện mối quan hệ giữa các cột. Bạn cũng có thể tạo Mối quan hệ giữa các cột bằng cách sử dụng Create Relationships.
Bạn cũng có thể thêm hoặc xóa các mối quan hệ trong trực quan hóa dữ liệu. Để xóa mối quan hệ, bạn phải nhấp chuột phải và chọn Delete.
Để tạo “Relationship” mới, bạn chỉ cần kéo và thả các trường mà bạn muốn liên kết giữa các nguồn dữ liệu.
Bạn cũng có thể sử dụng Relationship view để ẩn một cột cụ thể trong báo cáo. Để ẩn cột, hãy nhấp chuột phải vào tên cột và chọn tùy chọn Hide in report view (Ẩn trong chế độ xem báo cáo).
Để tạo một cột mới được tính toán, hãy điều hướng đến thẻ Data View ở bên trái màn hình, sau đó nhấp vào Modeling.
Trong thẻ Modeling, khi nhấn vào New Column, khu vực nhập công thức hiện ra, bạn có thể nhập công thức DAX để thực hiện tính toán.
Bạn cũng có thể đổi tên cột trong thanh công thức.
Ví dụ sau tạo một cột mới: Mã sản phẩm (Product_C), được lấy từ ba ký tự cuối cùng của cột Prod_Id. Sau đó, viết công thức sau:
Product_C = RIGHT( Sheet1[Prod_Id],3)
Một danh sách dài các công thức cũng được gợi ý để bạn có thể sử dụng để tạo các cột được tính toán.
Bạn cũng có thể tạo một bảng được tính toán mới trong mô hình dữ liệu trong Power BI.
Để tạo 1 bảng tính mới, hãy điều hướng đến tab Data View ở bên trái màn hình, sau đó chuyển đến Modeling.
Biểu thức DAX được sử dụng để tạo bảng mới. Bạn phải nhập tên của một bảng mới vào bên trái của dấu bằng và công thức DAX để thực hiện phép tính để tạo thành bảng đó ở bên phải. Khi tính toán hoàn tất, bảng mới xuất hiện trong ngăn Trường trong mô hình của bạn.
Trong ví dụ sau, chúng ta hãy xác định một bảng mới – Table_CustC trả về một cột chứa các giá trị duy nhất trong một cột trong một bảng khác.
Để thêm các trường này, bạn phải chọn một checkbox và một mối quan hệ sẽ tự động được phát hiện nếu có thể. Nếu không, bạn có thể kéo các cột mà bạn muốn kết nối.
Để xem báo cáo, bạn điều hướng đến tab Report và bạn có thể thấy cả “Cột được tính toán” và các trường từ “Bảng được tính toán” mới trong chế độ xem báo cáo.
Trong Power BI, bạn có thể tạo Dashboards bằng cách gắn các hình ảnh trực quan từ các báo cáo BI được xuất bản bằng Power BI Desktop. Tất cả các hình ảnh trực quan được tạo bằng dịch vụ Power BI cũng có sẵn để gắn tạo Dashboards.
Trong Power BI, nếu bạn muốn gắn hình ảnh, hãy mở báo cáo BI trên Power BI service. Ở trên cùng của hình ảnh, hãy chọn biểu tượng ghim.
Khi nhấn chuột vào biểu tượng ghim, một hộp thoại mới sẽ xuất hiện như trong ảnh sau. Nó yêu cầu bạn tạo một Dashboards mới hoặc chọn một Dashboards hiện có để hiển thị trực quan từ danh sách thả xuống.
Khi bạn nhấp vào Pin, bạn sẽ nhận được xác nhận rằng hình ảnh trực quan của bạn đã được “Ghim” vào trang tổng quan. Bạn có thể nhấp vào My Workspace và kiểm tra dashboard.
Khi dashboard của bạn được tạo, bạn có thể sử dụng các tùy chọn khác nhau để định hình trang tổng quan.
Khi bạn xem More Options trong bảng điều khiển, bạn có thể thấy Focus Mode và các tùy chọn khác nhau trong bảng điều khiển.
Chế độ Focus Mode được sử dụng để xem xét kỹ hơn dữ liệu Dashboard của bạn. Khi bạn có nhiều giá trị trong Dashboard, bạn có thể sử dụng Focus Mode để có cái nhìn rõ hơn về các thành phần trong Dashboard. Nếu có bất kỳ cột nào không được hiển thị do thiếu không gian, bạn cũng có thể xem các cột đó bằng Chế độ Focus Mode.
Focus Mode được sử dụng để xem tất cả dữ liệu trong dashboard/ báo cáo. Cũng có thể ghim hình ảnh trực tiếp từ Focus Mode vào một dashboard khác bằng cách chọn biểu tượng Ghim.
Bạn cũng có thể sử dụng Tile Details để chỉnh sửa một số thay đổi định dạng cũng như tiêu đề, phụ đề, thời gian và ngày làm mới lần cuối và các chi tiết khác của ô, chẳng hạn như tạo liên kết tùy chỉnh cho dashboard của bạn.
Trong phần Report của Power BI Desktop, bạn có thể xây dựng hình ảnh trực quan dữ liệu và báo cáo. Phần Report có 6 khu vực chính:
Để tạo hình ảnh trực quan đơn giản, chỉ cần chọn bất kỳ trường nào trong danh sách hoặc kéo trường từ danh sách vào canvas.
Các tùy chọn có sẵn trong vùng Fields Trường và vùng Format Định dạng tùy thuộc vào kiểu visualisation và dữ liệu bạn có.
Vậy với những thông tin hướng dẫn sử dụng power bi bên trên, chắc các bạn đã nắm rõ và tự cài đặt cho chính mình rồi nhen, chúc các bạn thành công.
Cảm nhận học viên
Câu chuyện doanh nghiệp