Huy Bui
1,082
01-11-2022
Churn Rate hay tỷ lệ churn là các chỉ số có trong gần như mọi báo cáo của dân Data Analyst hay một Marketer. Bài viết sẽ cung cấp cái nhìn từ tổng quan tới chi tiết của các chỉ số liên quan đến churn, giúp bạn hiểu churn rate là gì và cách tính churn rate.
Churn nghĩa là chuyển biến, trong kinh doanh thường được sử dụng để làm mô hình tính toán tỷ lệ rời bỏ của biến số nào đó theo chu kỳ. Customer Churn là kết quả đo lường của tỷ lệ khách hàng dừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty được đo trong khoảng thời gian nhất định. Đo lường được chính xác Customer Churn sẽ đưa ra phương hướng để doanh nghiệp ra quyết định giảm thiểu rủi ro cho mình.
Tỷ lệ lượng khách hàng churn trên số lượng khách hàng hiện tại chính là churn rate. Hiểu 1 cách đơn giản hơn, churn rate (tỉ lệ churn) chính là tổng số khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ/sản phẩm của doanh nghiệp trên tổng số khách hàng mà doanh nghiệp đang có trong khoảng thời gian đó. Dựa vào nhu cầu và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ dùng những cách tính khác nhau để tính tổng số khách hàng churn và tổng số khách hàng hiện tại của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
Bản chất của tỉ lệ churn là mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ churn rate, doanh nghiệp sẽ nắm được cái nhìn tổng quát, bao trùm mọi vấn để về vận hành doanh nghiệp và tình hình kinh doanh. Cụ thể, được ứng dụng chi tiết như sau:
Churn rate luôn đồng hành trong sự nghiệp và các bài học DA, những dữ liệu trích xuất ra rất quan trọng góp phần phát triển và hoạch định của công ty. Tùy vào sản phẩm và vòng đời sản phẩm của công sẽ có công thức tính riêng.
Đặc biệt các công ty theo mô hình dưới đây sẽ chú trọng vào churn rate và data analyst cần phải thành thạo phân tích được chỉ số này:
Churn rate có 2 cách tính khác nhau; đơn giản & được điều chỉnh. Tùy vào mục đích mà chọn 1 trong 2 cách để tính nhanh và tối ưu nhất.
Bạn phải xác định được các loại khách hàng của mình để quyết định tính churn rate theo cách nào.
Mỗi doanh nghiệp một sản phẩm, sẽ có những loại khách hàng nhất định, không có bảng phân loại khách hàng nào có thể phù hợp được với tất cả sản phẩm. Tuy nhiên, 4 loại khách hàng dưới đây là đúng với đa số sản phẩm và doanh nghiệp có thể áp dụng:
Loại khách hàng | Tháng 05 | Tháng 06 |
Loại 1: Khách hàng đang có | 500 | 600 |
Loại 2: Old Churns | (-) 30 | (-) 10 |
Loại 3: Khách hàng mới | 150 | 100 |
Loại 4: New Churns | (-)20 | (-) 40 |
Tổng cuối tháng | 500 – 30 + 150 – 20 = 600 | 600 – 10 + 100 – 40 = 650 |
Tỉ lệ churn nhanh chóng là loại đơn giản thể hiện tương quan giữa khách churn trong tháng và lượng khách hàng có đầu tháng
Công thức: (Tổng khách hàng churn / khách hàng đang có)*100
Ví dụ
Tính churn rate cho tháng 05
=> (30+20)/500*100 = 10.00%
Tính Churn rate cho tháng 06
=> (10+40)/600*100 = 08.33%
Khi lượng khách hàng đăng ký mới chiếm số lượng lớn chúng ta phải dùng churn rate tùy chỉnh để churn rate chính xác hơn.
Công thức: Tổng khách hàng churn / ((Khách hàng đang có + tổng khách hàng cuối tháng)/2)*100
Ví dụ:
Tính churn rate cho tháng 05
=> (30+20)/((500+600)/2)*100 = 09.09%
Tính Churn rate cho tháng 06
=> (10+40)/((600+650)/2)*100 = 08.00%
Việc của DA là phân tích dữ liệu chuyên sâu trước khi kết luận. Đây là chỉ số khó lòng nắm bắt và tiềm tàng nguy cơ, nếu chưa chắc chắn đánh giá được tỉ lệ churn hãy tham vấn chuyên gia và tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa kết quả cho sếp nha.
Xác định rõ mục tiêu của bạn để đánh giá churn rate hiệu quả. Ở góc nhìn đơn giản, chỉ quan tâm tới khách hàng mỗi tháng thì churn rate thấp/cao tương đương với kết luận doanh nghiệp đang làm xấu/tốt.
Tuy nhiên, đánh giá theo khía cạnh·net revenue hoặc net profit, kết luận sẽ đi theo 1 hướng mới. Biến số mới được đưa vào đánh giá cùng churn rate là tiềm năng khách hàng, chất lượng sản phẩm,.. Nếu mất đi những khách hàng trung thành nhưng nhận lại nhiều khách hàng ngắn hạn thì đó vẫn là điều xấu cho doanh nghiệp
Biến động lớn không phải là yếu tố để đo lường. Những sự kiện lớn, đột ngột sẽ làm đột biến tình hình kinh doanh của công ty, theo chiều hướng tốt hoặc xấu. Tùy tình hình mà khách hàng sẽ đi hay ở theo số lượng rất khổng lồ, việc này ta biết rõ nguyên nhân là sự kiện kia gây ra nên giờ đây churn rate sẽ có thể không chính xác tại thời điểm này. DA có thể phân tích dữ liệu kinh doanh của công ty để kiểm chứng sự kiện này.
Hiểu khách hàng của bạn là ai, khách hàng mục tiêu của bạn ở đâu sẽ giúp bạn ứng dụng được churn rate hiệu quả. Số liệu bạn có trong tay phân tích được sẽ liên hệ trực tiếp với hàng vi mua của khách hàng, hãy đối chiếu tỉ lệ này với chân dung khách hàng của bạn và xác định vấn đề đang ở đâu.
Churn rate không khó nhưng với người mới cần cẩn thận với chỉ số này, rất nhiều bẫy ở churn rate có thể khiến bạn phân tích lệch hướng và đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp.
>> Trở thành business analyst nắm bắt mọi thuật toán doanh nghiệp với khởi điểm từ con số 0: https://blog.cole.vn/khoa-hoc-business-analyst/