Huy Bui
300
25-04-2022
Trên thị trường tài chính hiện nay, chứng khoán là một công cụ và cũng là một tài sản quan trọng không chỉ của các cá nhân mà còn của cả các doanh nghiệp, chính phủ,… Vậy chứng khoán là gì? Pháp luật quy định như thế nào? Bài viết này sẽ phân tích một số góc nhìn liên quan đến những đặc điểm của chứng khoán.
Chứng khoán là một loại tài sản (cụ thể hơn đây là một loạt giấy tờ có giá), nó là bằng chứng để xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của người sở hữu chứng khoán với tài sản hoặc phần vốn tương ứng của công ty hay tổ chức đã phát hành chứng khoán đó.
Tại Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 có định nghĩa: Chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại sau đây:
Có rất nhiều cách phân loại chứng khoán, tuy nhiên, để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về từng loại tương ứng với vai trò và mục đích phát hành chúng, Cole sẽ giới thiệu với bạn cách phân loại sau đây: Có 3 loại chính, phổ biến trên thế giới, gồm:
Chi tiết hơn là:
Được biết đến nhiều dưới dạng là cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu phổ thông chính là cổ phiếu mà nhà đầu tư cá nhân hay mua trên các sàn mà chúng ta thường thấy hằng ngày.
Chứng khoán vốn sẽ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông (những người sở hữu cổ phiếu) đối với một thực thể (công ty, doanh nghiệp, ủy thác…)
Vì vốn chủ yếu là cổ phiếu, nên nó có vai trò và đặc điểm sau: được trả cổ tức nếu công ty hoạt động kinh doanh tốt, được hưởng lợi từ việc bán chênh lệch giá (mua thấp bán cao), cổ đông cũng có quyền biểu quyết các hoạt động quan trọng của công ty.
Trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể thì doanh nghiệp sẽ trả các khoản nợ trước, sau đó, giá trị tài sản còn lại sẽ chi trả cho cổ đông theo đúng tỷ lệ với phần cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.
Trái phiếu là một dạng Chứng khoán nợ được biết đến nhiều nhất. Khi sở hữu loại này hay trái phiếu công ty thì bạn có thể được hiểu là chủ nợ của công ty, đồng thời thể hiện số tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn, gia hạn… Ngoài sản phẩm chủ đạo là trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp) thì còn có chứng chỉ tiền gửi (CD), chứng khoán được thế chấp.
Nếu bạn gửi ngân hàng, thì cái sổ tiết kiệm bạn có thể xem là chứng khoán nợ.
Chứng khoán nợ sẽ được trả lãi thường xuyên; bất chấp công ty hoạt động tốt hay xấu. Và được ưu tiên thanh toán trước nhất trong trường hợp công ty phá sản.
Chứng khoán lai: Có thể bạn sẽ nghe một số thuật ngữ cổ phiếu ưu đãi; trái phiếu chuyển đổi. Nó có đặc điểm của cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Tuy nhiên, nó vẫn có đặc điểm của chứng khoán nợ nhiều hơn (giống trái phiếu).
Đây là hình thức phức tạp hơn. Hiện tại đã có giao dịch phái sinh trên thị trường chứng khoán Việt Nam và loại này phụ thuộc giá vào chỉ số VN30; (Đây là chỉ số theo dõi diễn biến của 30 cổ phiếu có vốn hóa và thanh khoản lớn nhất được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh)
Hợp đồng quyền chọn cũng là một dạng của phái sinh.
Hợp đồng Quyền chọn bao gồm quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán. Ví dụ Cổ Phiếu A hiện có mức giá 60.000 đồng, và bạn dự đoán nó sẽ lên 75.000 đồng. Thay vì bỏ ra 60.000 đồng để mua Cổ Phiếu A với kỳ vọng sẽ lãi 15.000 đồng (tương ứng 25%). Thì lúc này bạn có thể đặt mua chi phí quyền chọn giả định 1.000 đồng. Bạn sẽ mua được 50 quyền mua Cổ Phiếu A, khi Cổ Phiếu A tăng giá lên 75.000 đồng; thì bạn sẽ lãi: 50 (cổ phiếu) X 15.000 đồng (lãi 15.000 đồng/cổ phiếu) – 50.000 đồng (chi phí mua quyền) = 700.000 đồng.
Nhưng ở chiều ngược lại, chứng khoán phái sinh có thể tồn tại mức rủi ro cao hơn rất nhiều lần so với các loại thường.
Xét về mức độ rủi ro từ cao nhất tới thấp nhất ta có:
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời năm 2000. Trong đó, thị trường cổ phiếu là thị trường được giao dịch nhiều nhất. Tiếp theo thị trường phái sinh (ra đời năm 2018) cũng thu hút nhà đầu tư cá nhân. Thị trường trái phiếu cho nhà đầu tư cá nhân hiện chưa quá phát triển.
Vì là tài sản nên chủ sở hữu của tài sản có đầy đủ các quyền tài sản bao gồm quyền chiếm hữu; sử dụng; định đoạt tài sản. Tuy nhiên đây là là một loại tài sản đặc biệt nên khi thực hiện các quyền tài sản thì chủ sở hữu phải tuân theo những quy định pháp luật nhất định.
Cá nhân không có quyền phát hành, vì: Theo quy định tại Điều 15 về điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng và Điều 30 Luật chứng khoán về chào bán riêng lẻ quy định: chủ thể phát hành phải là tổ chức và phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Chính vì vậy, những cá nhân không thể phát hành cho chính bản thân mình.
Tính thanh khoản được biểu hiện ở chỗ có thể được chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt hay từ tiền mặt thành chính nó. Bình thường những chứng khoán được gọi là có tính thanh khoản cao là loại có thể dễ dàng mua đi bán lại trên thị trường và giá cả ổn định theo thời gian.
Tính rủi ro của biểu hiện ở chỗ giá trị phụ thuộc rất lớn vào sự biến động trên thị trường hay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức, … đơn vị phát hành. Ngoài ra thì thị trường chứng khoán còn biến động rất mạnh từ các tin tức như giá xăng dầu, lãi suất, giá tiền tệ…; hệ quả của nó là sự giảm mạnh hoặc sự lên xuống thất thường giá trị của chứng khoán. Chính bởi vậy nhà đầu tư rất khó có thể kiểm soát được giá trị; nên điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.
Lợi nhuận thu được từ chứng khoán là tương đối lớn; tùy thuộc vào từng loại chứng khoán cũng như sự biến động lớn của thị trường. Nếu nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu thì khi sở hữu càng nhiều cổ phiếu; thì cổ đông càng được tham gia vào quá trình điều hành; quản lý hoạt động doanh nghiệp cũng như tỷ lệ được chia lợi nhuận cao hơn những cổ đông khác. Ngoài ra nhà đầu tư có thể thực hiện hoạt động mua bán ngắn hạn để hưởng chênh lệch. Đây cũng là phương thức đầu tư mà nhà đầu tư chứng khoán chủ yếu sử dụng. Đôi khi chỉ cần cầm 1 triệu đồng đầu tư là bạn đã có ngay lời, nhận tip đây nhé.
Trong hoạt động sản xuất việc thiếu vốn; là một tình trạng xảy ra rất thường xuyên và rất phổ biến trong kinh doanh. Để có thể giải quyết triệt để vấn đề này không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể đi vay vốn ngân hàng. Trong thực tế trong các dự án; khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh hay tái đầu tư; thì cần phải có một khoản vốn lớn và cũng mất khá nhiều thời gian mới có thể thu hồi lại được. Vì vậy, có thể thấy việc doanh nghiệp đi vay vốn từ ngân hàng; thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu về vốn đó của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, giải pháp để huy động vốn dài hạn bây giờ là phát hành cổ phiếu.
Vậy Mỗi loại Doanh nghiệp được phát hành những loại tương ứng nào?
(Theo Khoản 3, 4 Điều 46; khoản 3, 4 Điều 74, Luật Doanh nghiệp 2020)
Trên đây, chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về chứng khoán là gì cũng như các loại hình phổ biến trên thị trường. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn; ngoài ra các bạn còn có thể đăng kí khóa học chứng khoán để trở thành chuyên gia trader cùng Cole nhé.
Cảm nhận học viên
Câu chuyện doanh nghiệp