Huy Bui
2,160
08-06-2021
Business Analysis là một nghiệp vụ phân tích quan trọng của bất kì BA (Business Analyst). Phân biệt Business Analysis và Business Analytics sẽ cho chúng ta nhiều cái nhìn tổng quan hơn về ngành nghề Data. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ càng về các thuật ngữ trên.
Business Analysis là gì
Business Anlysis nghĩa là “phân tích nghiệp vụ một cách tiếp cận có kỷ luật để xác định nhu cầu và giải pháp cho các vấn đề kinh doanh của các tổ chức, cho dù họ là doanh nghiệp vì lợi nhuận, chính phủ hay phi lợi nhuận….”
Nghĩa là phân tích nghiệp vụ – thuộc về người Business Analyst. Nói cách khác nếu bạn biết vị trí Account trong 1 agency (công ty cung cấp giải pháp marketing, truyền thông,…); hay còn gọi là outsource thì bạn sẽ hiểu rõ vì 2 vị trí này có chức năng gần như khá giống nhau. Cả hai đều là cầu nối giữa khách hàng và team nội bộ; vừa chăm sóc khách hàng, ngoại giao để hiểu rõ khách hàng đang gặp phải vấn đề gì; take brief (lấy thông tin) rồi đem về cho team nội bộ cùng nhau xử lý.
Nếu sau khi thắng thầu, Account sẽ là người theo dõi, quản lý chiến dịch marketing (làm cái tổng thể); thì BA lại đóng vai trò nhiều hơn trong việc phân tích nguyên nhân và đề nghị các giải phải để khắc phục; họ sẽ trực tiếp tham gia và triển khai dự án này.
Business Analysis là gì khi làm việc ở Client
Nhưng khi làm Business Analysis ở client (là một công ty, doanh nghiệp) không phải là outsource bên ngoài thì vị trí này lại làm nhiều hơn. Điển hình là các tập đoàn, công ty đa quốc gia như Novaland, các ngân hàng thương mại, CocaCola,…; Họ phải hiểu sản phẩm, quy trình, cấu trúc, người tiêu dùng (B2C và B2B). Còn ERP (giải pháp quản trị nguồn lực của doanh nghiệp) và CRM (giải pháp quản trị quan hệ khách hàng); là những công việc mà BA phải trực tiếp triển khai và thực hiện.
Ngoài ra, họ còn có thể kiêm một số công việc của sales hay marketing; vì chính họ là người hiểu mọi mặt của doanh nghiệp nhất; đương nhiên sẽ làm tốt hơn rồi. Hơn nữa, khi bắt đầu triển khai chiến dịch data/app/develop website,…; họ còn đóng vai trò quản lý công ty outsource bên ngoài nhằm đảm bảo tiến độ và công việc được thực hiện một cách hiệu quả.
>> Chỉ số Business Data Flow – Chỉ số phân tích thiết yếu cho doanh nghiệp
Business Analytics là gì
Chuyên môn hóa về việc phân tích dữ liệu kinh doanh. Nói cách khác nếu Business Analysis không làm quá sâu về data mà lại tham gia vào việc đề xuất; tìm nguyên nhân thì Analytics lại phải làm những điều đó. Ngoài thu thập các dữ liệu thô, phân loại dữ liệu quan trọng cho mục tiêu ban đầu; biến đổi dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu dưới dạng bảng biểu (Data mining), tìm ra information/knowledge từ chúng; nhằm đưa ra giải pháp cuối cùng cho doanh nghiệp chính là tất tần tật các thứ mà Analytics phải làm.
Từ đây, chúng ta có thể hiểu được Business Analysis là gì; và sự khác biệt giữa thuật ngữ Analysis và Analytics.
Trọng tâm của Business Analytics là dữ liệu và báo cáo – phân tích hoạt động kinh doanh trong quá khứ và dự đoán hiệu quả kinh doanh trong tương lai. Trọng tâm của Business Analysis là phân tích các chức năng và quy trình – xác định nhu cầu kinh doanh và đề xuất các giải pháp
Nói chung Business Analysis là:
+ Hầu như làm các công việc liên quan đến quy trình (quản lý), kĩ thuật (kiểm soát) và chức năng (các bộ phận phân tích data, developers/ITs)
+ Mục tiêu: giải quyết những vấn đề phức tạp của doanh nghiệp và mang đến những thay đổi tích cực
+ Các vị trí thường làm Business Analysis là gì: Business Analysts, Systems Analyst, Functional Analyst.
+ Kiến thức về chức năng, kinh doanh và các lĩnh vực thì cần thiết để làm công việc Business Analysis.
+ Kĩ năng khi làm Business Analysis: kiến thức về chức năng, mô hình và hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực
+ Các lĩnh vực tác động: Tổ chức, doanh nghiệp, quy trình, kinh doanh và công nghệ.
Và Business Analytics là:
+ Tập trung vào phép phân tích dữ liệu và thống kê
+ Mục tiêu: dự đoán các điều kiện trong tương lai và đưa ra các quyết định doanh nghiệp
+ Các vị trí thường làm Business Analytics là: Data Analyst, Data Scientist
+ Kĩ năng: thống kê, toán học nâng cao và phần mềm
+ Các lĩnh vực tác động: Quyết định doanh nghiệp, Big data, Giải pháp theo tổ chức hướng data và dự báo
+ Cải thiện mối quan hệ với khách hàng
+ Có được tầm nhìn rộng hơn trong kinh doanh
+ Xác định rõ vùng cơ hội của mình
+ Giảm được chi phí tổng thể
+ Đưa ra quyết định/hành động tốt hơn
+ Tăng năng suất và hiệu quả
Qua những ví dụ trên ta thấy rằng Business Analytics chủ yếu được dùng để phân tách, phân cụm và phân loại dữ liệu tương tự; sau đó tìm mối quan hệ giữa chúng và ý nghĩa trong đó. Ngoài ra, vì số liệu thống kê và dữ liệu lớn; nên phạm vi của nó bị giới hạn trong các lĩnh vực và ngành công nghiệp mà có sẵn dữ liệu trước đó.
Tuy nhiên, Business Analysis thì phổ biến trong cách tiếp cận và ứng dụng; và vì nó hoạt động trên một tập các quy trình được xác định trước. Nên nó phù hợp rộng rãi để giải quyết rất nhiều vấn đề khác nhau thuộc các ngành công nghiệp khác nhau.
Thật sự trong ngành Data có vô số các thuật ngữ dù có đọc định nghĩa vô số lần cũng không thể hiểu rõ chi tiết nó là gì; nhưng nếu bạn kết hợp và liên tưởng đến các ví dụ thực tiễn trong cuộc sống, doanh nghiệp; Cole.vn chắc rằng bạn sẽ dễ dàng hiểu được ý nghĩa của chúng nhằm bổ trợ cho việc sử dụng chúng vào đúng tình huống.
>> Nếu bạn muốn theo học Business analysis xem ngay khóa học BA, và nếu bạn muốn chuyên sâu về Analytics hơn thì khóa học Data analyst sẽ là lựa chọn tốt.